Như trường hợp của nữ diễn viên Brooke Shields vào tháng 9 vừa qua đã phải nhập viện sau khi bị một cơn động kinh lớn,ốngquánhiềunướcvàosángsớmcónguyhiểmkhôtóc bết là gì khiến cô bất tỉnh và ngã xuống đất rồi bắt đầu co giật và sùi bọt mép. Nguyên nhân chỉ vì cô uống quá nhiều nước trong khi tập thể dục, theo tờ Daily Mail.
Bác sĩ cho biết uống quá nhiều nước cùng một lúc có thể gây co giật. Nguyên nhân là do quá nhiều nước làm giảm nồng độ natri trong máu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyên không nên uống quá 1,4 lít trong 1 giờ, khoảng 6 ly. CDC Mỹ cũng cảnh báo cả nước tăng lực và các đồ uống khác cũng vậy.
Uống quá nhiều nước, đặc biệt là trong thời gian ngắn, sẽ làm loãng natri trong máu, gây ra tình trạng hạ natri máu.
Nồng độ muối quá thấp sẽ khiến các tế bào bắt đầu sưng lên. Trong não, điều này có thể dẫn đến tăng áp lực lên hộp sọ và các vấn đề về thần kinh như co giật.
Tiến sĩ Stuart Fischer, bác sĩ y khoa cấp cứu ở New York (Mỹ), giải thích: Co giật có thể xảy ra khi bị hạ natri máu, tức là máu quá loãng.
Uống cùng lúc quá nhiều nước, ví dụ nhiều người có thói quen uống hơn lít nước vào sáng sớm hoặc uống cho đã cơn khát khi trời quá nắng nóng - có thể gây co giật. Nhưng tình trạng này thực sự rất hiếm.
Theo tờ Daily Mail, đầu năm nay, cô Ashley Summers, 35 tuổi, sống ở Indiana (Mỹ), đã chết thảm sau khi uống 2 lít nước chỉ trong 20 phút.
Cô cảm thấy khát nước và uống cho "đã cơn khát" nên đã ngã gục và không bao giờ tỉnh lại, theo Daily Mail.
Tiến sĩ Keith Vossel, nhà thần kinh học tại Đại học California (Mỹ), cũng giải thích: Uống quá nhiều nước có thể gây co giật do làm giảm nồng độ natri trong cơ thể.
Nhưng điều này rất hiếm xảy ra. Để gây ra tình trạng này, bạn phải uống rất nhiều nước. Lượng nước dư thừa có thể làm giảm dần nồng độ natri trong máu, ông Vossel giải thích.